Kì 4: Co thắt động mạch vành - Phần 1
Bệnh tim thiếu máu (IHD) không chỉ được hiểu đơn giản là bệnh mạch vành có tắc nghẽn. Nó bao gồm 3 dạng:
1. Bệnh mạch vành cấu trúc: Do mảng xơ vữa và không do xơ vữa
2. Bệnh mạch vành chức năng: Cơn đau ngực biến thái (Cơn đau ngực Prinzmental) và đau ngực do co thắt động mạch thượng tâm mạc
3. Rối loạn chức năng vi mạch vành: Tiên phát và thứ phát
Động mạch vành co thắt dữ dội (90%) gây tổn thương tế bào cơ tim, trong đó 65% là động mạch thượng tâm mạc, 35% là co thắt vi mạch. Đặc điểm co thắt động mạch vành được mô tả lần đầu tiên bởi bác sĩ Prinzmetal (1959). Đây cũng là nguyên nhân gây ra 46,2% trường hợp MINOCA, người da trắng có tỷ lệ 5 - 15% trong khi người Đông Á có tỷ lệ cao như ở Nhật Bản (40,9% - 81%) và Hàn Quốc (61%).
Nồng độ fibrinopeptide A, chất ức chế hoạt hóa plasminogen 1 tăng cùng với việc hoạt hóa tiểu cầu trong CAS có thể gây ra huyết khối mạch vành và có thể đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của các hội chứng mạch vành cấp tính bao gồm cả NMCT cấp. Thật vậy, huyết khối mạch vành đã được chứng minh bằng nội soi động mạch ở bệnh nhân CAS [Etsuda 1993].
Tại sao chúng ta cần quan tâm tới co thắt động mạch vành?
Hiệp hội co thắt động mạch vành Nhật Bản (JCSA) đưa ra bảng phân tầng nguy cơ với tối đa 14 điểm và chia 3 mức: Thấp, trung bình và cao. Biến cố tim mạch chính (MACE) gia tăng theo nguy cơ và sống sót sau MACE giảm có ý nghĩa thống kê.
CAS còn gây ra rối loạn nhịp nguy hiểm và ngừng tim ngoài viện, dẫn tới kết cục tử vong do tăng theo thời gian. Việc đánh giá ECG có thể giúp dự báo rung thất qua dạng sóng lam da với độ nhạy 57%, độ đặc hiệu 96% và Likelihood ratio (+) là 13,9. Hơn thế nữa, dạng sóng lamda còn dự báo rung thất trong nhồi máu cơ tim thực sự.
Kí tên
Dr. Rảnh rỗi
Nhận xét
Đăng nhận xét