Bài đăng

Kì 12: SGLT2i sau nhồi máu cơ tim cấp - Thử nghiệm EMMY

Hình ảnh
  Trước đây ở kì 7, chúng ta đã bàn luận về tiềm năng của SGLT2i với nhóm bệnh nhân nhồi máu cơ tim bất kể tình trạng có/ không suy tim. Mặc dù chưa rõ ràng, nhưng với kết quả của 3 thử nghiệm EMMY, EMPACT - MI, DAPA - MI, chúng ta sẽ tiếp tục bàn luận để nhìn rõ hơn về vị trí của SLGT2i với nhóm bệnh nhân này. Trong các kì tiếp theo, từng thử nghiệm sẽ được bàn luận kĩ hơn. EMMY trial  1. Đặc điểm nghiên cứu Đây là một RCT thiết kế MB2P – Jadad: 4 điểm, nhằm đánh giá hiệu của empagliflozin 10 mg/ngày trong 26 tuần so với placebo đối với chức năng tim và dấu ấn sinh học suy tim (NTproBNP) ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp tính tại 11 trung tâm ở Áo. Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân từ 18-80 tuổi được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp tính diện rộng (creatine kinase > 800 IU/L), Troponin T hs (hoặc mức Troponin I) > 10 lần giới hạn bình thường trên  và mức lọc cầu thận eGFR >45 mL/phút/ 1,73 m2. Tiêu chuẩn loại trừ: Không phải ĐTĐ typ II, pH máu < 7,32, huyết động ...

Kì 10: Liều dùng của NOACs nên theo công thức tính MLCT nào?

Hình ảnh
Rất lâu rồi mới viết, có thể gần đây vì quá bận rộn với những suy nghĩ ngổn ngang. Chả là dạo này admin đang đi học hồi sức, ban đầu cũng háo hức và mong chờ nhiều lắm. Xong rồi mọi thứ không theo ý muốn. Lần đầu việc đi học sao khó khăn đến thế. Nói vậy thôi chứ admin không có ý định bỏ cuộc đâu. Trong kì này, tôi sẽ lý giải vì sao chúng ta vẫn tiếp tục dùng công thức Cockcroft - Gault (eCrCl) thay vì công thức mới hơn như MDRD (eGFR) hay CKD - EPI. Câu trả lời đến từ nghiên cứu của Andrade và cộng sự (1) . Các tác giả đặt ra câu hỏi liệu đánh giá chức năng thận tính theo tốc độ lọc cầu thận liệu có ước tính chính xác về mức độ chảy máu và tỷ lệ tử vong hơn so với tính theo độ thanh thải creatinin hay không? Đây là nghiên cứu thuần tập gồm 831 bệnh nhân rung nhĩ (AF) kèm bệnh thận mạn (CKD) chưa cần lọc máu, điểm CHA2DS2 - VASc trung vị là 3,9). Mỗi đối tượng được tính MLCT theo eCrCL hoặc theo eGFR từ 2 công thức MDRD hoặc CKD - EPI, từ đó so sánh giảm liều NOACs giữa 2 cách tính này...

Kì 10: Các phương pháp xử lý số liệu trong thử nghiệm lâm sàng

Hình ảnh
    Trong thời đại y học thực chứng (EBM), khuyến cáo thực hành với các phương pháp điều trị nền tảng được dựa vào các nghiên cứu chuẩn mực, đó là các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCTs). Các thử nghiệm này là cách hiệu quả nhất để thiết lập mối quan hệ nhân quả giữa can thiệp và kêt cục. Ngẫu nhiên hóa mang lại sự so sánh khách quan giữa các nhóm vì nó kiểm soát cả các yếu tố nhiễm đã biết và chưa biết. Nếu được thực hiện chuẩn mực, ngẫu nhiên hóa giúp cân bằng về các biến tiên lượng (các biến có ảnh hưởng đến kết quả đang được nghiên cứu). Nếu hai (hoặc nhiều hơn) nhóm được cân bằng về yếu tiên lượng, thì có thể rút ra kết luận sự khác biệt trong nghiên cứu là do qua trình can thiệp tạo ra.  Dù RCTs được coi là tiêu chuẩn vàng, nhưng chỉ riêng bước phân loại ngẫu nhiên ban đầu là không đủ để loại bỏ hoàn toàn sự thiên vị. Khi phân tích dữ liệu không chính xác có thể dẫn đến sai lệch ngay cả khi qua trình đó hợp lệ. Do đó, bước cuối cùng này đóng ...

Kì 9: Tôi chưa từng thấy lớp nào dốt như cái lớp này

Hình ảnh
Sau thời gian ôn thi cấp 3, tôi được tuyển vào lớp chọn của một trường có tiếng trong huyện. Khi ấy, học sinh lớp chọn hầu hết là top đầu từ các trường cấp hai ở khu vực đó. Đầu vào gồm đội tuyển môn tự nhiên - xã hội, điểm số thi từ 38 trở lên. Nhưng lớp tôi thường xuyên nhận câu: “Tôi chưa bao giờ thấy lớp nào dốt như lớp này.” Câu nói đó đã ám ảnh ít nhất 3 đứa trong lớp - 3 đứa bạn thân tôi chơi. Cho tới hiện tại, dù đã 6 năm ra trường nhưng mỗi khi nhắc lại, một đứa lại thốt lên: “Lớp mình chắc dốt nhất trong lứa con của thầy.” Đối với tôi, dù rất yêu quý thầy, tôi vẫn luôn mong có một lời giải thích rõ ràng đầy thuyết phục rằng có lẽ thầy đã vội vàng. Dù đó là lời chỉ trích để khích lệ học tập hay lời khẳng định điều đó đúng. Sau này, nếu có ai trong số bạn bè tôi làm giáo viên, xin đừng nói vậy với các bạn. Điều đó làm tổn thương hơn là khích lệ. Còn nói về mặt thứ hạng, tôi xin mạn phép đề xuất một vài ý tưởng: - Đặc điểm đầu vào: Độ khó đề thi, điểm số trung bình và độ lệch ch...

Kì 8: Dự phòng tim mạch từ ESC 2022

Hình ảnh
ESC 2022 đã diễn ra từ ngày 26 - 29/8 với 10 phiên báo cáo các thử nghiệm lâm sàng rất hay. Tôi xếp các thử nghiệm vào 4 nhóm: Dự phòng tim mạch chung Suy tim Rung nhĩ Bệnh mạch vành Van tim Khác Trong kì này, tôi sẽ gửi tới mọi người các thử nghiệm về dự phòng tim mạch chung. 1. Thử nghiệm TIME Năm 2020, nghiên cứu Hygia cho tháy tác dụng bảo vệ tim mạch khi sử dụng thuốc huyết áp buổi tối nhưng nghiên cứu cũng đầy tranh cãi như hình dưới đây. Thử nghiệm TIME ngẫu nhiên, tiến cứu, đa trung tâm, nhãn mở, mù kết cục đánh giá thời điểm dùng thuốc trong việc cải thiện biến cố tim mạch chính sau hơn 5 năm theo dõi. Đối tượng tham gia từ 18 tuổi trở lên, THA dùng ít nhất 1 thuốc điều trị. Sau khi đảm bảo đủ tiêu chuẩn lựa chọn, được ngẫu nhiên 1:1 sử dụng thuốc vào buổi sáng hoặc tối. Kết cục chính gồm nhập viện vì MI, đột quỵ hay tử vong do mạch máu. Tổng cộng có 21.104 người thm gia, 10503 dùng liều buổi tối và 10601 dùng liều buổi sáng. Tuổi trung bình 65, 58% năm giới và 98% da tắng. Th...

Kì 7: SGLT2i sau nhồi máu cơ tim cấp

Hình ảnh
Udell và cộng sự đã tổng hợp vai trò của SGLT2i giảm tử vong tim mạch và tái nhập viện suy tim cũng như tử vong do mọi nguyên nhân trên HFrEF, HFpEF và suy tim cấp ổn định như hình dưới đây.  (1)  Dù các nghiên cứu về Dapaglifozin, Empaglifozin, Canaglifozin và Ertuglifozin đều không bao gồm MI mới xảy ra gần đây hoặc vài tháng (ít nhất 3 tháng) nhưng gồm bệnh nhân nguy cơ cao tim mạch xơ vữa. SGLT2i cải thiện kết cục tim thận trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2, bệnh thận mạn, HFrEF. Thử nghiệm EMPAREG - OUTCOME với Empagliflozin cải thiện tử vong tim mạch và tái nhập viện do suy tim ở nhóm ĐTĐ typ 2 và một phần có tiền sử nhồi máu co tim. Với kết quả đó, làm tăng thêm hi vọng SGLT2i cải thiện được kết cục trên nhóm AMI cũng như thời điểm dùng sớm. Trong khi tính hiệu quả và an toàn của việc dùng SGLT2i sớm sau bệnh cảnh cấp tính này chưa rõ ràng. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng điểm lại các bằng chứng hiện có về SGLT2i trên nhóm AMI. 1. Cơ chế tiềm năng của SGLT2i 2. Kì vọng trong tương...

Kì 6: Chẹn beta sau nhồi máu cơ tim cấp

Hình ảnh
Vai trò của chẹn beta với bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp (MI) được chú ý vào những năm cuối 1980 với kết quả của nghiên cứu ISIS - 1 cho thấy giảm tử vong tim mạch tại 7 ngày khi dùng altenolol so với chứng giữa 16.000 bệnh nhân MI. Sau đó, với nhiều thử nghiệm ngẫu nhiên đánh giá vai trò của chẹn beta trong thời gian nhiều năm với MI. Kết quả các thử nghiệm và phân tích tổng hợp cho thấy giảm tử vong có ý nghĩa ở nhóm dùng chẹn beta so với placebo. (1) Với kết quả như vậy, các khuyến cáo thực hành hướng dẫn sử dụng chẹn beta thường quy với nhóm bệnh này. Tuy nhiên, hầu hết các thử nghiệm, bao gồm cả ISIS - 1 được thiết kế vào trước thời kì tái tưới máu bằng PCI, KTTC kép, statin dùng thường quy. Do đó, cần có sự bàn luận nhiều hơn về lợi ích của chẹn beta trong kỉ nguyên của PCI và cần những bằng chứng mới trong tương lai. Trong thời kì tái tưới máu bằng tiêu sợi huyết. Phát hiện từ nhiều thử nghiêm và nghiên cứu quan sát cho thấy lợi ích không ý nghĩa trong việc giảm biến cố tim mạc...